Địa lan kiếm là cũng là rất được ưa chuộng vì chúng có 3 tính chất đáng quý sau: vẻ đẹp thanh nhã, hương thơm dịu dàng và khá dễ nuôi trồng. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng đơn giản mà thu hoạch được hiệu quả nhất.
Cách trồng địa lan kiếm
- Nhiệt độ
Địa lan kiếm là loài hoa lan ưa ấm, không thích lạnh mà trời càng ấm càng tốt. Tuy nhiên cũng không được quá nóng sẽ khiến cây phát triển không tốt. Nếu thời tiết lạnh kéo dài dưới 50 độ F hoặc 10 độ C thì cây lan sẽ khó có thể sống được. Do đó trong những ngày nay chúng ta cần phải giữ nhiệt độ ấm cho cây để tránh cho chúng bị chết.
- Vật liệu trồng
Địa lan kiếm ưa thoáng rễ nên chúng ta có thể chọn vật liệu trồng cho cây là những cành cây hoặc những cụm dương xỉ đều được. Đây sẽ là một môi trường để cây lan phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể trồng chúng trong chậu. Nhưng phải chú ý chọn vật liệu trồng đảm bảo thoát nước tốt. Điều này giúp tránh tình trạng nước bị ứ đọng sẽ khiến rễ cây bị thối và chết.
- Ánh sáng
Là một trong những loài lan ưa sáng, chúng sẽ sống tốt ở nơi có nhiều ánh sáng. Nhưng cũng không nên trồng lan ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp. Việc bị nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến lá lan bị cháy.
- Bón phân và tưới cây
Trong quá trình trồng lan, khi cây đạt đến giai đoạn phát triển mạnh chúng ta nên sử dụng phân bón pha loãng với nước để tưới cho cây nhằm kích thích sự phát triển tốt hơn. Trong mùa thu, đông thì nên giảm lượng nước tưới và thời gian này chúng ta không nên bón phân cho cây.
Một số loại địa lan kiếm
Địa lan kiếm có khá nhiều loại khác nhau nhưng mặc lan xuân lại được nhiều người yêu thích nhất. Bởi loài hoa này thường cho những bông hoa xinh đẹp vào mùa xuân. Cây lan có thân củ với hình bầu dục, rễ to và khỏe, lá dày, bóng với hình lưỡi kiếm. Hiện nay, mặc lan xuân hoa xanh và hoa vàng được trồng phổ biến và ưa chuộng nhất. Chẳng hạn như lan thanh ngọc, lan thanh trường, địa lan Hoàng Vũ,…
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn cách trồng địa lan kiếm đơn giản nhất. Chúc các bạn thành công.