Có nhiều cách trồng lan hồ điệp, một số người thích trồng trên chậu, nhưng một bộ phận không nhỏ lại thích lan hồ điệp ghép gỗ. Vậy lan ghép gỗ khác trồng trên chậu như thế nào? Ưu và nhược của nó là gì?
Lan hồ điệp ghép gỗ là gì?
Lan hồ điệp được xem là loài lan lâu tàn và có sức sống bền bỉ nhất trong họ nhà lan. Ngoại trừ loại Lan mọc dưới đất, phần lớn cây họ nhà Lan thường sống trên cây, có loại sống trên đá đều có thể gắn cây vào thân gỗ, vỏ cây. Lối trồng này hợp với thiên nhiên hơn là trồng cây trong chậu, vì thế mà có tên gọi lan hồ điệp ghép gỗ để phân biệt với lan hồ điệp trong chậu. Có nhiều loại gỗ ghép với cây lan như vỏ cây làm nút chai, thân cây dương xỉ, vỏ cây Bách, vỏ trái dừa, thân cây khô già, máng lan vào rổ treo….
Ưu điểm khi trồng lan hồ điệp trên gỗ, vỏ cây
Đối với Lan hồ điệp ghép gỗ, lối trồng này giúp cho rễ của cây được phơi ra ngoài không khí, rễ lan phát triển tự nhiên theo chiều dọc. Trồng trên gỗ cũng khiến cho cây vì thế mà trở nên gọn nhẹ hơn, chiếm không nhiều không gian, mặt bằng. Thêm vào đó, lối trồng lan hồ điệp ghép gỗ, vỏ cây đảm bảo tính thẩm mỹ và tự nhiên. Tùy theo óc thẩm mỹ có thể phối hợp lan và vật liệu để giá trị nghệ thuật của hoa ngày càng tăng cao.
Lưu ý khi trồng lan hồ điệp trên gỗ, vỏ cây
Khi trồng hay mua lan hồ điệp ghép gỗ, có một số điểm đáng lưu ý là lối trồng này khiến cây có dáng vẻ tự nhiên, rễ thông thoáng, không bị thối nhưng lại khiến cho bộ rễ dễ bị khô do tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nếu thấy rễ khô mà cung cấp quá nhiều nước sẽ gây úng rễ, do đó, cần phải chăm sóc và cung cấp ẩm độ để đảm bảo rễ không bị khô, cũng không bị úng vì ngập nước.
Có lan hồ điệp ghép gỗ giúp khu vườn, căn nhà của bạn thêm sinh động, hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên, đồng thời mang lại sự mới lạ trong cách trồng, chơi lan, thu hút sự chú ý của khách tới thăm nhà.