Làm sao để chăm sóc hoa lan hồ điệp luôn tươi tốt, đặc biệt là chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều người mới tập tành chơi hoa lan đau đầu. Bài viết này, Siêu Thị Hoa Lan xin chia sẻ một số cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết đơn giản mà ai cũng có thể tham khảo thực hiện được, cùng tìm hiểu nhé!
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết
Chăm hoa lan hồ điệp ra đúng dịp tết là một trong những thành công vô cùng lớn của người trồng hoa lan hồ điệp. Tuy nhiên, vấn đề chăm hoa lan hồ điệp sau tết như thế nào để đợt hoa sau cũng được xinh đẹp và rực rỡ khoe sắc tư đợt đầu thì không phải ai cũng biết. Cùng Siêu Thị Hoa Lan tham khảo các giai đoạn chăm sóc hoa lan hồ điệp sau Tết sau đây để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhé!
Giai đoạn 1: Cắt ngồng hoa lan hồ điệp
Chăm sóc hoa lan hồ điệp sau Tết thì việc cắt ngồng hoa (cành hoa) là điều bắt buộc phải thực hiện. Thế nhưng nhiều người mới tập tành chơi lan hồ điệp thường rất phân vân, không biết là nên hay không nên cắt ngồng hoa (cành hoa)? Nếu cắt thì cắt như thế nào là đúng cách? Và cắt thời điểm nào hợp lý nhất.
Đối với chi hoa lan nói chung; và hoa lan hồ điệp nói riêng, ngồng hoa nên cắt bỏ đi khi hoa đã có dấu hiệu sắp tàn. Các chuyên gia khuyến cáo nên cắt ngồng ở đoạn cách hoa một đốt hoa phía dưới; và cho phép ngồng mới phát triển trở lại trên cành cây hiện có.
Tuy nhiên, để chăm sóc hoa lan hồ điệp tốt nhất khi tết đã qua chúng ta không nên tham bông, tiếc bông. Khi thấy 2/3 số hoa trên các nhánh hoa đã tàn; ta cắt các nhánh hoa đi. Bởi vì hoa nở lấy năng lượng từ cây; vì vậy việc cắt bỏ hoàn toàn cành cho phép cây tập trung năng lượng để phục hồi và tiếp tục cho hoa đợt sau rực rỡ hơn nữa trong tương lai gần. Việc để lại cành nhánh có thể tạo ra nhiều bông hơn nhưng lại lấy năng lượng từ cây dẫn đến các bông hoa thường nhỏ hơn và không được đẹp bằng.
Phương pháp thực hiện: cắt từ vị trí cách mắt ngủ cuối cùng trên ngồng hoa khoảng 3cm để tránh cây bị sâu bệnh, ngoài ra chúng còn có tác dụng là chừa lại mắt ngủ, nhờ đó, phát triển thành keiki. Khi cắt cần dùng vật sắc nhọn và thực hiện cẩn thận để tránh làm dập lá. Tại phần còn lại trên cành hoa, dùng bông y tế đã thấm một chút thuốc Atonik, quấn quanh trong vòng khoảng một tuần rồi mở ra.
Giai đoạn 2: Xử lý các lá hoa lan bị vàng, héo
Do một số nguyên nhân như: trồng chung lan vào chậu to hoặc trong lúc vận chuyển hoa có thể làm các lá hồ điệp bầm dập dẫn đến vàng và thối lan hay người trồng quên chăm sóc, cách chăm sóc của người chơi hoa trong suốt dịp Tết không đúng mà lá hoa lan hồ điệp sau tết thường bị vàng, héo hoặc bị nhiễm nấm bệnh. Vì thế cần xử lá thật tốt trước khi đến bước chăm sóc tiếp theo.
Đối với lá vàng, cần quan sát xem tỷ lệ lá hồ điệp bị vàng úa nếu chưa quá ⅓ thì có thể giữ lá đó lại và dùng dao lam thật sắc cắt bỏ phần bị úa. Đối với các lá bị bệnh, mặt sau có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng,.. thì cần loại bỏ hoàn toàn những lá này.
Bước 3: Xử lý phần gốc, rễ và thay chậu cho cây lan hồ điệp
Để xử lý phần này, chúng ta cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu và trồng chúng vào chậu mới, các bước thực hiện như sau:
3.1 Xử lý phần gốc, rễ
Đầu tiên, dùng tay nhẹ nhàng kéo rễ và chất trồng ra khỏi chậu cây (có thể ngâm trước trong nước để hạn chế đứt rễ). Sau đó khéo léo gỡ chất trồng dính trên rễ, dùng kéo sạch cắt bỏ những rễ thối, có nấm hoặc sâu rệp, để khoảng 2 giờ cho vết cắt khô. Tại các vết cắt có thể dùng vôi, thuốc làm liền da cây, keo 502 để bôi vào. Lưu ý chỉ cắt rễ hư, giữ lại các rễ vẫn còn tươi xanh.
3.2 Thay chậu
- Bước 1: Chọn chậu để trồng lan hồ điệp có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu đất nung đều được, nhưng cần lưu ý kích thước chậu phải bằng hoặc có kích thước lớn hơn chậu cũ để cây có không gian phát triển tốt nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị giá thể trồng lan hồ điệp gồm: than vụn, xơ dừa, đớn
- Bước 3: Thay chậu cho cây hoa lan hồ điệp: đặt nguyên cây vào chậu mới và dùng dây cố định; sau đó chèn than, vụn xơ dừa, dớn (đã được xử lý) đảm bảo cho cây không bị lung lay;nên đặt chất trồng mới vào khoảng 2/3 bộ rễ. Chỉ vỗ nhẹ để chất trồng hơi chặt và hở gốc để có thể quan sát quá trình phát triển của rễ cây.
- Bước 4: Ánh sáng: sau khi thay chậu mới, đặt cây vào vị trí mát mẻ, nơi có ánh sáng vừa phải như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc dùng lưới che sáng nắng, tránh mưa.
- Bước 5: Tưới nước: Để cây ổn định tại một vị trí rồi tưới nước cho cây bình thường khi chậu khô hay tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở nơi bạn sinh sống mà có chế độ tưới nước khác nhau. Thường thì sau 3 ngày để khô, tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần. Lưu ý, nếu như chậu hồ điệp có rễ mọc ra ngoài thì phải màu bạc, trong chậu thì màu xanh. Nếu rễ mọc ra bên ngoài quá dài chứng tỏ là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, cần tưới nước ngay cho cây và theo dõi độ ẩm thường xuyên.
Chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết không cần tưới nước nhiều nhưng vì cây dễ bị nhiễm nấm nên bạn hãy thường xuyên phun thuốc phòng nấm cho cây. Vào giai đoạn mùa khô, phải thường xuyên kiểm tra chậu cây để tưới thêm nước, đảm bảo cây luôn được giữ ẩm tốt. Vào thời điểm mùa mưa, tránh để nước đọng trên lá, tránh để nước mưa tiếp xúc trực tiếp khiến cho lá bị thối.
Bước 6: Bón phân: Khi bón phân cho lan hồ điệp hãy áp dụng theo công thức Atonik và NPK 30-10-10 pha với liều lượng thật loãng, hay phân bón B1 tỉ lệ 1/2 thìa đối với 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày. Và định kỳ phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây theo phương pháp 4 đúng (Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách).
Cứ chăm sóc hoa lan hồ điệp như vậy khoảng 1 đến 2 tuần thì chậu cây sẽ bắt đầu mọc rễ mới và chỉ sau từ 1 đến 2 tháng sau, cây đã ổn định thì bạn có thể yên tâm và chăm sóc cây lan hồ điệp sau tết bình thường.
Một số lưu ý khi thực hiện cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết
Ánh sáng luôn là một trong những yếu tố tiên quyết khi chơi lan; và đặc biệt là đối với hoa lan hồ điệp cũng vậy. Lan hồ điệp cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển nhưng chúng không chịu được ánh nắng trực tiếp; nếu không lá sẽ bị cháy xém. Ánh sáng lý tưởng để lan hồ điệp phát triển tốt nhất là khoảng 50% – 60%. Lan hồ điệp có thể chịu được ánh sáng yếu nhưng nếu râm quá sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển chậm hơn.
Lan hồ điệp là một loài lan đơn thân; không có các giả hành tích trữ nước, mặc dù lá của nó có thể trữ một lượng nước nhất định. Vì thế, cần phải thường xuyên cung cấp cho cây nước và chất dinh dưỡng. Khi tưới không được để nước đọng quanh thân cây. Điều này sẽ làm cho các lá mới bị thối và dễ làm cây chết.
Đối với tất cả các loài lan, độ ẩm và nhiệt độ càng cao thì lan càng cần có sự thông thoáng, thoát nước tốt để ngăn ngừa thối, nấm và bệnh.
Khi cây ở giai đoạn tăng trưởng, cần bón phân cho cây nhiều hơn. Lưu ý, cần phải tưới cho cây đầy đủ nước (không quá đẫm dễ bị úng) trước khi bón phân.
Lan hồ điệp không có các vấn đề về côn trùng hoặc sâu/ bệnh nghiêm trọng, nhưng vảy, rệp sáp, sên và ốc sên là một trong những loài côn trùng gây hại thỉnh thoảng xuất hiện. Cây cũng có thể dễ bị thối rễ hoặc thối thân, thường xảy ra do chất trồng quá sũng nước. Hoa lan có thể bị cháy chồi — một tình trạng mà nụ hoa rụng mà không nở. Điều này có thể được gây ra bởi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, độ ẩm hoặc phân bón.
Như vậy, trên đây cách chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết mà Siêu Thị Hoa Lan hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc chơi lan, chăm sóc hoa lan hồ điệp của bạn. Để có cây lan hồ điệp khỏe mạnh và hoa đẹp thì ngoài việc nắm kỹ các đặc tính sinh lý, sinh thái của cây thì việc dành thời gian chăm sóc cũng góp phần không nhỏ phải không nào. Nếu có thắc mắc hoặc cần tìm địa chỉ mua lan hồ điệp uy tín thì đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn mua hàng nhanh chóng, chất lượng nhất nhé!