Cách trồng và phòng một số bệnh thường gặp cho địa lan các loại

Địa lan là loài hoa đẹp, có rất nhiều loại và màu sắc phong phú đặc sắc. Địa lan các loại có rất nhiều cách trồng nhưng để trồng sao cho cây phát triển tốt nhất thì trong quá trình trồng và chăm sóc thì cần để ý rất nhiều.

Tìm hiểu về địa lan các loại

Cach Trong Va Phong Mot So Benh Thuong Gap Cho Dia Lan Cac Loai 1

 

Địa lan các loại là loài cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 0.3 đến 1.5m. Cây địa lan có thân giả to. Lá mọc thành lùm, hình dải. Loài hoa này có cuống hoa mọc từ thân giả, mỗi cuống gồm 8 đến 16 hoa, thường ra hoa vào tháng 2 – 3.

Cách trồng địa lan các loại

Cach Trong Va Phong Mot So Benh Thuong Gap Cho Dia Lan Cac Loai 2

 

Bước 1: Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các cây địa lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, các bạn nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm.

Bước 2: Cho phần lót vào đáy chậu khoảng 5-7 cm tuỳ chiều cao chậu

Bước 3: Cho đất trồng vào trong chậu. Xếp địa lan các loại vào trong chậu cho cân đối. Sau khi đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan, tay kia cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần. Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây

Bước 4: Dùng rêu nước hay vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng nhằm cung cấp độ ẩm cho cây sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ.

Bước 5: Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng

Bước 6: Xếp các chậu lan vừa mới trồng vào nơi râm mát

Một số chú ý :

– Nên dùng chậu cao để tăng phần chất trồng chính trong chậu

– Nếu trồng địa lan đúng quy cách thì mùa nào trồng địa lan cũng được, tuy nhiên nên trồng vào mùa xuân là tốt nhất, khoảng từ tháng 2-3 âm lịch. Không nên bón lót bất cứ 1 loại phân nào khi trồng

Cách phòng bệnh cho địa lan các loại

Cach Trong Va Phong Mot So Benh Thuong Gap Cho Dia Lan Cac Loai 3

 

Trồng, chăm sóc cẩn thận là vậy, nhưng bệnh hại còn đáng ngại hơn, vì cây bị bệnh giá trị kinh tế suy giảm, nguy cơ lây bệnh cho cả vườn cao. Dưới đây là 2 loại bệnh thường gặp ở địa lan các loại và cách phòng tránh.

 

  • Bệnh rệp vảy: kí sinh trên lá, hút dịch lá làm lá vàng, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm phẩm cấp chậu cây. Ta sử dụng thuốc PENDONA pha theo tỷ lệ hướng dẫn, 7 ngày phun 1 lần, khi phun thì mọi người nên chọn ngày nắng phu thuốc, chỉ cần phun 3 lần là sạch bệnh.
  • Bệnh nhiệt thán (đốm nâu): là loại bệnh hại phát triển trên mặt lá. Bệnh này lan rộng gấy chết cây cao, lây lan nhanh. Ta dùng thuốc LERVIL pha theo hướng dẫn. Lựa chọn ngày trời râm mát phun. Phun phòng bệnh theo định kì 1 tháng 1 lần.

 

Như vậy bài viết trên đã giới thiệu cho mọi người biết cách trồng địa lan. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thể trồng và chăm sóc  những cây địa lan đẹp và tốt nhất.